RSS

Văn tả người

Những quan sát, so sánh của các em học sinh nhiều khi chân thật quá mức. Trẻ nhỏ luôn có những suy nghĩ lạ về những người xung quanh. 1. Tả ông em: - Ông ngoại em năm nay đã 70 tuổi. Ông có dáng người thấp, gầy. Răng của ông thì toàn răng giả. - Em rất thương ông của em, vì mỗi khi em buồn là ông thường rủ em chơi siêu nhân cùng ông. - Ông em năm nay đã ngoài 90, tóc ông em mọc lún phún như lông chim. - Ông em già lắm. Nước da ông đồi mồi. Và đặc biệt ông em có một rừng lông chân. - Nhà em có nuôi một ông nội, sáng nào ông cũng ra sân ngáp ba ngáp. - Nhà em có một ông nội, năm nay đã gần 80. Nước da của ông không còn mịn màng như hồi 20 mà sần sùi ngăm nâu như da con cóc. - Nhà em có một người tên là ông nội. Ông em nay đã ngoài 70 xuân nhưng da dẻ nhăn nheo hết rồi. Mắt ông to tròn và lấp lánh như hai hòn bi ve. Miệng ông cười thật tươi và khi cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp. 2. Tả bà em: - Bà em rất chăm trồng cây. Trong vườn bà có trồng quả khoai lang. - Bà em năm nay đã ngoài 70, khuôn mặt bà hình trái xoan, đôi mắt tròn đen ẩn dưới đôi lông mày lá liễu, mũi dọc dừa, da nhăn nheo chỗ lồi chỗ lõm. - Khi cười, miệng bà em móm mém như miệng cái hố. 3. Tả mẹ em: - Chân mẹ em như hai cái cột đình, lúc nào mẹ đi đều nghe tiếng: "Thình, thình, thình" thấy mà ghê. - Mẹ em có hàm răng trắng như ngà voi, lúc nào cũng nhe ra cười với mọi người. - Mẹ em có gương mặt dài như trái đu đủ, mắt bồ câu con bay con đậu, sóng mũi mẹ gập ghềnh như sóng biển. Mỗi khi mẹ cười ai cũng phải ngước nhìn... - Chân mẹ em dài như hai quả mướp. Dáng mẹ đi yểu điệu như người say rượu. Mỗi lần mẹ em vo gạo nhịp nhàng như chú công nhân làm đường. - Mẹ em có khuôn mặt hình vuông mà bao anh sinh viên hằng mơ ước. - Mẹ em chân tay mốc meo vì làm ruộng. Mẹ rất thương các con. Mỗi khi đi làm đồng về mẹ đứng giữa sân gọi to: "Chúng mày đâu", mấy chị em vội chạy ra. Mẹ vén áo, rũ cạp quần những con cua đã vặt càng, những con ốc rơi ra lộp bộp. Chúng em vội vàng nhặt chạy vào bếp nướng lên thơm lừng. 4. Tả gia đình em: Gia đình em có bốn người, bố em, mẹ em, em và một con chó. Ngày nào bố em cũng đóng gạch. Sáng đóng gạch, chiều đóng gạch, tối lại đóng gạch. Em yêu bố em. 5. Tả bố em: - Bố em năm nay 40 tuổi, da bố em màu cà phê sữa, tóc của bố thì dựng ngược lên như bàn chải đánh giày. Bố em có hàm răng rất trắng nhưng nó chìa ra ngoài, hàng xóm nhà em cứ bảo bố em là anh Linh "Vẩu". - Bố em là người em yêu quý nhất. Bố em phải làm việc rất vất vả. Mỗi tháng bố em phải nộp cho mẹ em một triệu đồng tiền lương để mẹ em nấu cơm cho mà ăn. 6. Tả chú hàng xóm: Ở gần nhà em có một chú hàng xóm. Chú hơn tuổi bố em. Sáng nào chú cũng cởi trần mặc quần đùi ngồi trên sân thượng bắn thuốc lào. Cứ nghe tiếng chú bắn thuốc lào là em dậy để đi học, vì thế em không bao giờ đi học muộn. 7. Tả người bạn thân: - Em có người bạn rất thân tên là Châu. Năm nay Châu lên 10 tuổi, học cùng lớp, ở cạnh nhà em. Châu thân hình cân đối, tóc húi gọn, đầu ngẩng cao như con gà chọi sắp vào trận đấu. Mắt Châu đen láy, mồm rộng, da trắng. Châu lầm lì ít nói, nhưng đã nói thì nói bằng được. Châu đi dép cao su đen đã mòn một nửa. - Em năm nay đã lên lớp 8 rồi, em có nhiều người bạn thân nhưng em thân nhất là bạn Hoa. Bạn có nước da ngăm đen nhìn lâu mới thấy đẹp, bờ môi như hai quả chuối hột và mông bạn to bằng cái vành nón. 8. Tả bác nông dân: Trên đường em đi học, em thấy bác nông dân vác trâu ra đồng cày ruộng. 9. Tả cô bán hàng: Gần nhà em có cô bàn hàng tạp hóa, cô cao mét mốt, cô đi đôi giày mét hai, mắt cô giống mắt bồ câu. Hai má cô lúc nào cũng đỏ như hai quả cà chua chín. 10. Tả về người mà em yêu quý: Mẹ em rất quý bác hàng xóm, sáng nào hai người cũng ngồi buôn dưa. Bác hàng xóm rất tốt bụng thường mở tủ lạnh nhà em gọt hoa quả và mời em ăn. Em rất quý bác ý. 11. Tả Thánh Gióng đánh giặc: Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng khoác ba lô bay lên trời. 12. Tả thầy cô giáo: - Cô giáo em có làn da trắng mịn như da em bé. Cổ của cô dài 3 mét giống như con gà nhà em. Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học. Đôi bàn tay sần sùi nhưng hơi lòng thòng vì cô viết bảng nhiều quá. Cô thường nói với chúng em là: "tụi em là lũ ngu lâu dốt bền khó đào tạo". Em rất yêu cô giáo em. - Cô giáo em rất đẹp, hai bàn chân cô như hai viên gạch phồng, cô đi đôi tông lì, mỗi khi cười cô thò ra hai hàm răng trắng phớ. - Trường em có thầy giáo tên Minh dạy toán. Ai ở trường cũng rất yêu quý thầy và gọi thầy là Minh "Cute" bởi thầy rất đẹp trai và có nụ cười rất duyên. - Cô chủ nhiệm lớp em tên Mai, cô cao 2m05, nặng 56 kg, thân hình thanh mảnh, nhất là hàm răng của cô, chúng đều tăm tắp như bờ rào ngoài của nhà em. - Cô giáo em có hàm răng chìa ra như cái mái hiên. 13. Tả em bé Em bé nhà em mới 6 tháng tuổi, bé rất dễ thương và ngoan ngoãn. Mỗi khi mẹ cho bé ăn mẹ lại làm đủ trò. Ban đầu mẹ gọi anh Mèo ơi, rồi mẹ gọi anh Loa ơi, mẹ gọi anh Lịch ơi mà em vẫn quấy khóc. Thế là mẹ vừa cho bé ăn mẹ vừa nhảy múa tung tăng như con điên trên giường.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Khai giảng năm học 2013 - 2014
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Từ ngày có anh Facebook, bỏ rơi blog của mình. Hôm nay xem lại thấy thú vị hơn.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Lâu lắm rồi chưa thăm blog của mình.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Không dùng roi vẫn dạy con ngoan

Hãy lắng nghe và cùng làm bạn với trẻ thay vì dùng vũ lực, bạn sẽ thấy rằng trẻ không bướng bỉnh và khó bảo như bạn nghĩ. 1. Hiểu con hơn Hiểu con hơn chính là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hiệu quả. Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà mà còn phải thường xuyên trao đổi với các thầy cô của trẻ ở trường lớp hay bảo mẫu để biết trẻ có những dấu hiệu hay thay đổi gì. Tuy nhiên, việc hiểu con bằng cách nắm bắt các hoạt động cả về tâm lý lẫn thể chất của con khác với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, dẫn đến hiện tượng con cảm thấy bí bách, tù túng và có tâm lý phản kháng. 2. Nhận thức giáo dục Cùng với sự phát triển của xã hội, phương pháp giáo dục trẻ cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp hơn. Trước kia, người lớn thường dạy trẻ theo phương pháp truyền thống và sử dụng roi vọt như là hình phạt khi trẻ không vâng lời. Còn bây giờ, cha mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con không nghe lời và từ đó giúp trẻ cởi mở hơn, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn. 3. Kiên nhẫn lắng nghe con Việc quát mắng hay dùng đòn roi sẽ chỉ khiến trẻ thêm chai lì và có tâm lý xa lánh bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, có rất nhiều trường hợp con sa chân vào con đường hư hỏng là do xuất phát từ cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải hứng chịu vũ lực ngay từ khi còn bé. Vì vậy, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe con nói và giúp con cởi bỏ áp lực, thoát khỏi tâm lý trầm cảm và không còn những cảm xúc tiêu cực. 4. Tôn trọng trẻ Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời. Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn. 5. Nói đạo lý với trẻ Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đạo lý trong cuộc sống, có thể dùng cách cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe sự chia sẻ, quan điểm riêng của cá nhân bé. 6. Cho trẻ trải nghiệm thực tế Để cho trẻ thấy những tấm gương trong thực tế về việc nghe lời và không nghe lời cha mẹ. Khi nhìn thấy những sự việc trong thực tế, trẻ sẽ có nhận thức và biết mình phải làm gì. 7. “Thỏa hiệp” với trẻ Người lớn không nên ép trẻ phải nghe và làm theo những yêu cầu của mình. Hãy để trẻ thực hiện những điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép. Hãy “thỏa hiệp” với trẻ, tránh dùng câu từ chối tuyệt đối. Ví dụ, khi trẻ muốn xem bộ phim nào đó, thay vì nói rằng “Con không được xem”, bạn hãy nói rằng “Con sẽ được xem phim khi con làm xong bài tập”. Khi nghe nói như vậy, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng. 8. Không nên dạy con lúc giận dữ Khi tinh thần không được thoải mái hoặc đang tức giận, người lớn không nên trút hết lên đầu trẻ, tốt nhất hãy tránh “tranh thủ” lúc đang cáu mà mượn trẻ làm nơi để mình cởi bỏ cảm giác bực bội. 9. Chân thành với trẻ Hãy chân thành với những mong muốn, kỳ vọng hay sự chia sẻ của trẻ. Bạn đừng bao giờ mang những mơ ước của trẻ ra làm trò đùa hoặc cười nhạo, như vậy trẻ sẽ bị tổn thương. Theo Afamily
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

No-en 2011

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bài văn tả mẹ của Nguyễn Đồng Đức Việt

Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình. Bài làm: Trong gia đình, các bạn yêu ai nhất? Riêng tôi, tôi yêu mẹ nhất và mẹ cũng rất yêu quý tôi. Mẹ tôi là giáo viên. Mẹ có dáng người thon thả. Tuy mẹ không cao nhưng rất cân đối, ai nhìn cũng khen đẹp. Khuôn mặt mẹ tròn, đầy đặn, nước da mẹ trắng hồng. Chính vì thế, trông mẹ trẻ hơn so với tuổi 35 của mình. Mái tóc mẹ mượt mà, óng ả, những sợi tóc nhỏ như tơ xõa xuống hai vai trông thật mềm mại. Đôi mắt dịu hiền luôn nhìn chúng tôi với vẻ trìu mến đầy yêu thương.Khi cười, mẹ để lộ hàm răng trắng bóng và hai lúm đồng tiền rất có duyên. Bàn tay mẹ rất khéo léo. Đôi bàn tay ấy đã bế bồng, chăm sóc anh em tôi từ tấm bé, đã nấu cho gia đình tôi những bữa ăn ngon, đã cầm tay dạy tôi viết từng nét chữ đẹp đẽ trên trang vở. Nhờ có mẹ chỉ bảo, uốn nắn mà suốt ba năm học vừa qua, tôi đều đạt giải cao trong cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp Tỉnh. Mẹ tôi là một người phụ nữ đảm đang. Mẹ vừa giỏi việc trường vừa đảm việc nhà. Bố tôi thường đi làm xa, một mình mẹ phải đảm đương tất cả mọi việc trong gia đình như đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, bảo ban anh em tôi học hành... Thế mà việc nào mẹ cũng làm tốt. Bác Thu tôi là người nổi tiếng sạch sẽ gọn gàng mà khi về nhà tôi chơi cũng phải thốt lên lời khen mẹ. Bác bảo: “Mợ bận nhiều việc thế mà nhà cửa chỗ nào cũng sạch tinh.” Mẹ tôi nấu ăn cũng thật hết ý. Vì thế, những bữa cơm mẹ nấu dù giản dị nhưng vẫn ngon miệng. Bố tôi rất thích ăn món canh cá nấu chua mẹ làm. Bố bảo bố đã ăn nhiều nhưng không ai nấu ngon bằng mẹ. Tối nào sau khi ăn tối và dọn dẹp nhà cửa xong, mẹ cũng bảo ban anh em tôi học hành một lúc, giảng cho tôi và em Khánh những bài khó rồi mới ngồi vào bàn làm việc cho đến khuya. Mẹ rất tận tụy với công việc và yêu thương học trò. Được học mẹ ai cũng thích. Nhiều anh chị đến nay đã trưởng thành, có người đã đi công tác nhưng vẫn đến thăm mẹ vào dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ôn lại những kỉ niệm về ngày thơ ấu được mẹ dìu dắt. Nhiều năm liền, mẹ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và được tặng nhiều giấy khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi. Do có nhiều thành tích trong công tác, năm ngoái, mẹ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Hai anh em tôi rất tự hào về mẹ. Mọi người trong gia đình tôi đều yêu quý mẹ, riêng tôi lại càng yêu quý mẹ hơn. Mẹ ơi, con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Nguyễn Đồng Đức Việt
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS