Ngày 8/3


Ngày 8-3, bố vắng nhà, hai anh em KV vào bếp giúp mẹ. Chúc mẹ luôn vui vẻ, tươi trẻ và hạnh phúc.
Mẹ ơi, giờ phải làm thế nào đây nhỉ ?
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Ngày em vào Đội

Sắp được vào Đội, Việt vui lắm.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nỗi vất vả của giáo viên tiểu học

Hơn 70% giáo viên tiểu học tại TP.HCM đang phải dạy ngày 2 buổi. Đây là định hướng phấn đấu của ngành giáo dục, tuy nhiên, chế độ chính sách lại giao khoán cho phụ huynh
Năm nay là năm thứ năm cô Nguyễn Thị Thanh Lan đi dạy học. Nhà cô ở P. Tăng Nhơn Phú - Q.9, cách trường cô dạy (Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước - Thủ Đức) 16 km nên ngày nào cô cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để sửa soạn, tranh thủ coi lại giáo án lần cuối trước khi rời khỏi nhà vào 6 giờ 15 phút.
12 giờ làm việc mệt phờ
7 giờ kém 10, cô có mặt ở trường. Sau 15 phút cho các em vào ổn định lớp, 7 giờ 5 cô bắt đầu tiết dạy đầu tiên. Sau một tiếng 20 phút, 2 tiết học trôi qua, học sinh (HS) ra chơi, cô được giải lao 20 phút trước khi bước vào tiết 3 và dạy liền 3 tiết cho đến 11 giờ kém 5, tan học.
HS Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước đều học bán trú và hai buổi, hầu hết giáo viên (GV) của trường được sắp xếp “kiêm” bảo mẫu buổi trưa, nên ngay sau khi tan học, cô Lan lại lo cho HS của mình đi rửa mặt, rửa tay, vào nhà ăn và xem chừng các em ăn trưa. Các em ăn xong, cô lại cho các em lần lượt đi vệ sinh, thay quần áo và vào phòng học để nghỉ. Lúc ấy đã 11 giờ 30, cô tranh thủ ngồi chấm bài cho đến 12 giờ thì tạm dừng công việc để ăn trưa rồi ngả lưng với HS lớp mình.
Thời gian như đã được lập trình sẵn. Đúng 13 giờ: cô thức giấc và tiếp tục ngồi chấm bài cho đến 13 giờ 30 - HS thức dậy - cô lại ổn định hàng lối cho các em tuần tự đi vệ sinh, thay quần áo và vào ăn bữa xế. 14 giờ, cô lại bắt đầu vào dạy buổi thứ 2.
Đúng 16 giờ 30, HS ra về, cô Lan nán lại để chấm nốt số bài của HS. Gần 18 giờ tối, sau 12 giờ làm việc mệt phờ, cô Lan mới về đến nhà. Khoảng 20 giờ 30 - 21 giờ, cô bắt đầu ngồi soạn giáo án. 23 giờ, ngày làm việc của cô Thanh Lan mới thực sự kết thúc.
Lúc nào cũng thấy không đủ thời gian
Nhưng đó mới chỉ là một ngày làm việc bình thường của người GV tiểu học ngày nay, bởi mỗi tháng ít nhất các cô còn có 9 buổi họp gồm họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, làm đồ dùng dạy học, mỗi buổi đều diễn ra sau giờ tan học và thường kéo dài suốt 2 tiếng.
Trên lý thuyết, GV được nghỉ thứ bảy, chủ nhật và 3 tháng hè nhưng vì áp lực phải nâng chuẩn để tồn tại, GV lại phải tham gia các lớp cử nhân, trung cấp chính trị, chương trình đổi mới... nên lúc nào họ cũng hối hả nhưng vẫn không đủ thời gian.
Cô Thanh Lan đang mang thai đứa con đầu lòng lo lắng: “Sau khi sinh, không biết em có thời gian để chăm sóc con không?”. Các GV đàn chị như cô Th. (Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Q.9) dự định học xong cử nhân rồi sinh con nhưng vừa xong cử nhân thì lại đến trung cấp chính trị, thế là kế hoạch sinh con đành gác lại!
Chất lượng cuộc sống rất thấp
Chưa hết, nguyên nhân khiến GV tiểu học quá tải còn xuất phát từ những quy định của ngành cứ liên tục thay đổi. Thầy Nguyễn Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước - phân tích: “Từ 4 năm nay, năm nào cũng có sự thay đổi về cách thức đánh giá HS khiến nhà trường và GV mệt nhoài”.
Thu nhập của buổi dạy thứ 2 thường bằng hoặc cao hơn buổi dạy chính khóa nhưng theo thầy Khanh, mức thu nhập đó cũng “khó bù được sự hao mòn sức khỏe”. Thầy Tuấn Khanh cho biết vợ chồng thầy đều là GV tiểu học ở những trường bán trú. Công việc bận bịu đến nỗi họ không còn thời gian để chăm sóc gia đình, nên chuyện giao tiếp bạn bè, xã hội trở thành không tưởng. “Chất lượng cuộc sống không thể nói là đạt!”- thầy Khanh khẳng định.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS