No-en 2011

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bài văn tả mẹ của Nguyễn Đồng Đức Việt

Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình. Bài làm: Trong gia đình, các bạn yêu ai nhất? Riêng tôi, tôi yêu mẹ nhất và mẹ cũng rất yêu quý tôi. Mẹ tôi là giáo viên. Mẹ có dáng người thon thả. Tuy mẹ không cao nhưng rất cân đối, ai nhìn cũng khen đẹp. Khuôn mặt mẹ tròn, đầy đặn, nước da mẹ trắng hồng. Chính vì thế, trông mẹ trẻ hơn so với tuổi 35 của mình. Mái tóc mẹ mượt mà, óng ả, những sợi tóc nhỏ như tơ xõa xuống hai vai trông thật mềm mại. Đôi mắt dịu hiền luôn nhìn chúng tôi với vẻ trìu mến đầy yêu thương.Khi cười, mẹ để lộ hàm răng trắng bóng và hai lúm đồng tiền rất có duyên. Bàn tay mẹ rất khéo léo. Đôi bàn tay ấy đã bế bồng, chăm sóc anh em tôi từ tấm bé, đã nấu cho gia đình tôi những bữa ăn ngon, đã cầm tay dạy tôi viết từng nét chữ đẹp đẽ trên trang vở. Nhờ có mẹ chỉ bảo, uốn nắn mà suốt ba năm học vừa qua, tôi đều đạt giải cao trong cuộc thi "Viết chữ đẹp" cấp Tỉnh. Mẹ tôi là một người phụ nữ đảm đang. Mẹ vừa giỏi việc trường vừa đảm việc nhà. Bố tôi thường đi làm xa, một mình mẹ phải đảm đương tất cả mọi việc trong gia đình như đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, bảo ban anh em tôi học hành... Thế mà việc nào mẹ cũng làm tốt. Bác Thu tôi là người nổi tiếng sạch sẽ gọn gàng mà khi về nhà tôi chơi cũng phải thốt lên lời khen mẹ. Bác bảo: “Mợ bận nhiều việc thế mà nhà cửa chỗ nào cũng sạch tinh.” Mẹ tôi nấu ăn cũng thật hết ý. Vì thế, những bữa cơm mẹ nấu dù giản dị nhưng vẫn ngon miệng. Bố tôi rất thích ăn món canh cá nấu chua mẹ làm. Bố bảo bố đã ăn nhiều nhưng không ai nấu ngon bằng mẹ. Tối nào sau khi ăn tối và dọn dẹp nhà cửa xong, mẹ cũng bảo ban anh em tôi học hành một lúc, giảng cho tôi và em Khánh những bài khó rồi mới ngồi vào bàn làm việc cho đến khuya. Mẹ rất tận tụy với công việc và yêu thương học trò. Được học mẹ ai cũng thích. Nhiều anh chị đến nay đã trưởng thành, có người đã đi công tác nhưng vẫn đến thăm mẹ vào dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ôn lại những kỉ niệm về ngày thơ ấu được mẹ dìu dắt. Nhiều năm liền, mẹ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và được tặng nhiều giấy khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi. Do có nhiều thành tích trong công tác, năm ngoái, mẹ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Hai anh em tôi rất tự hào về mẹ. Mọi người trong gia đình tôi đều yêu quý mẹ, riêng tôi lại càng yêu quý mẹ hơn. Mẹ ơi, con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Nguyễn Đồng Đức Việt
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Đặt mật khẩu bảo vệ tài liệu Word, Excel, Acce

Để bảo vệ nội dung bên trong file Word, Excel hay Access, cách tốt nhất và đơn giản nhất là bạn nên đặt mật khẩu cho tài liệu đó. Bên dưới sẽ hướng dẫn chi tiết cách đặt mật khẩu cho tài liệu Word, các làm tương tự với Excel và Access. 1. Vào Tools / Options… 2. Xuất hiện hộp thoại Options, chọn thẻ Security: (Nếu dùng Office 2000 thì phần đặt mật khẩu sẽ ở thẻ Save) • Password to open: Bắt người sử dụng phải nhập mật khẩu khi mở. • Password to modify: Nếu chỉ nhập mật khẩu ở ô này thì người dùng vẫn xem được nội dung file văn bản (bằng cách mở Read Only), chỉ khi chỉnh sửa và lưu lại thì người dùng mới phải nhập mật khẩu. 3. Chọn nút OK, màn hình xuất hiện hộp thoại Confirm Password: Nhập lại mật khẩu vào ô Reenter password to open (hoặc Modify) 4. Nhấn nút OK để hoàn thành. _________________ Gác lại hiện tại.... Bước tới tương lai Cách 2: 1. Nhấn phím F12 hoặc Ctrl+S để lưu tài liệu 2. Xuất hiện hộp thoại Save As: Click vào nút Tools Chọn Security Options… (Đối với Office 2000 thì chọn mục General Options…) 3. Xuất hiện hộp thoại Security: * Password to open: Bắt người sử dụng phải nhập mật khẩu khi mở. * Password to modify: Nếu chỉ nhập mật khẩu ở ô này thì người dùng vẫn xem được nội dung file văn bản (bằng cách mở Read Only), chỉ khi chỉnh sửa và lưu lại thì người dùng mới phải nhập mật khẩu. 4. Chọn nút OK, màn hình xuất hiện hộp thoại Confirm Password: Nhập lại mật khẩu vào ô Reenter password to open (hoặc Modify) 5. Nhấn nút OK. Lúc này màn hình sẽ trở lại hộp thoại Save As 6. Nhập tên file vào ô File name và nhấn nút Save để hoàn thành. tham khảo nè! Bảo vệ tập tin không cho mở xem nội dung tư liệu Word. Cách thực hiện như sau: - Hãy mở tập tin word cần bảo vệ . - Vào Menu - Tools - Options... - Chọn thẻ Security - Nhập Password bạn muốn vào khung Password to Open .Cẩn thận hơn ta nhập lại password vào khung Password to modify, và nhấp OK. Tiếp theo Winword sẽ đưa ra hai hộp thoại Confirlm password yêu cầu ta xác nhận lại mật khẩu, ta nhập xong nhấp OK. Thoát word, và chọn Yes để xác nhận. Nếu mở tập tin, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu, mỗi khi mở tập tin thì phải nhập đúng password thì mới đọc và chỉnh sửa được. Bảo mật tư liệu : Vào Menu Tool > Protect Document. Tại đây nếu ta chỉ muốn đoạn văn bản của mình được bảo vệ mà không ai có quyền thay đổi các thông số bên trong văn bản của mình như (Font chữ, định dạng, thiết kế,....) thì bạn chỉ việc đánh dấu kiểm vào trước tuỳ mục Limit formatting to a selection of styles, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để khoá các định dạng văn bản này vào. Ngoài tính năng trên, nó còn có một chức năng khá hay khoá từng đoạn hoặc không cho thay đổi hoặc thêm bớt bất kỳ thứ gì trong văn bản. Các tính năng này được phân cấp mở rộng trong tùy mục Editing restriction. Chúng bao gồm: 1. Tracked changes: hiển thị riêng biệt những đoạn văn bản bảo mật và những đoạn văn bản mà người khác thêm vào (các đoạn văn bản thêm vào sẽ được phân tách mà hiển thị kiểu chữ màu đỏ). 2. Comments: không cho phép ta thêm bớt hoặc chỉnh sửa bất cứ thứ gì trong văn bản, ta chỉ có quyền thêm vào tạo các đoạn ghi chú (comments) mà thôi. 3. Filling in forms: không được thêm bớt và các định dạng trong văn bản, ta chỉ có thể thay đổi các biểu mẫu có trong văn bản. 4. No changes: văn bản của ta chỉ có quyền được xem mà không thể làm được gì, tất cả các lệnh trong Word đều bị khoá bỏ. Khi đã chọn xong, bạn hãy nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để bảo vệ văn bản của ta vào. Từ lúc này văn bản của ta đã thực sự "an toàn" rồi đấy. Khi nào muốn trở lại "hiện trạng làm việc ban đầu" cho các văn bản đã khoá, ta hãy mở văn bản bị khoá lên rồi truy xuất vào menu Tools > Unprotect Document. Sau đó nhập mật khẩu để giải mã vào. Bảo vệ tập tin không cho mở nội dung Excel. Cách thực hiện như sau ; -Mở tập tin Excel.xls cần bảo vệ. -Nhấn vào Tools > Options. -Nhấn vào Security. -Nhập mật khẩu vào ô Password to Open, và nhấn OK. -Nhập lại mật khẩu lần nữa, và nhấn OK. -Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại. Nếu mở tập tin, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu. Bảo vệ không cho xóa các Sheet. Để khóa chúng lại ta thực hiện như sau ; -Mở tập tin Excel cần bảo vệ. -Nhấn vào Sheet cần bảo vệ. -Nhấn vào menu Tools > Protect > Protect Sheet. -Nhập mật khẩu vào ô Password to unprotect sheet. -Click chọn dấu kiểm vào ô Protect worksheet and contents of locked cell. -Click chọn dấu kiểm vào ô Select locked cell, và nhấn OK. -Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại. Nếu người khác sửa dữ liệu của ta, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại cảnh báo. Nếu chỉ dừng ở việc bảo vệ dữ liệu ở Sheet như trên, người khác có thể nhấn chuột phải vào Sheet mà chọn Delete để xóa, muốn bảo vệ cấp cao ta phải làm tiếp các bước như sau : -Nhấn vào Sheet cần bảo vệ. -Nhần Tools > Protection > Protect Workbook. -Nhập mật khẩu vào ô Password [optional], nhấn OK. -Nhập mật khẩu vào ô Reenter Password to proceed, nhấn OK. -Nhấn vào file > Save hoặc nhấn Ctrl+S để lưu lại. Lúc này lệnh delete của Sheet sẽ bị mờ đi không sử dụng được. Bảo vệ dữ liệu trong cột hoặc hàng, vùng, ô dữ liệu của bảng tính. -Nhấn vào ô tọa độ giữa hàng A và cột 1 để chọn toàn bảng tính. -Nhấn vào menu Format > Cells. -Nhấn vào thẻ Protectction, hủy dấu kiểm trong ô Locked, nhấn OK. -Nhấn vào ô hoặc cột, vùng dữ liệu cần được bảo vệ bằng cánh giữ phím Ctrl và nhấn vào các ô để chọn. -Nhấn vào menu Format > Cells. -Nhấn vào thẻ Protection, click dấu kiểm trong ô Locked, nhấn OK. -Nhấn Tools > Protect > Allow Users to Edit Ranges, nhấn New. -Nhập mật khẩu vào ô, nhấn OK. -Nhập mật khẩu vào ô lần nữa, nhấn OK > OK. -Nhấn vào menu Tools > Protect > Protect Sheet. -Nhập mật khẩu lần nữa và nhấn OK. -Nhấn vào File > Save hoặc Ctrl+S để lưu lại.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Văn tả mẹ

Nhân con trai lớp 5 làm văn tả mẹ, tôi cũng thử tìm một số bài văn cho con tham khảo. Thấy thật xúc động khi đọc bài viết này. Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi. Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo ”Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”. Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường. Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng". Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba? Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”. Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình... Chiều nay, con gái tôi về nói với mẹ: “Mẹ dạy con bài văn tả về mẹ nha mẹ”. Tôi ôm con gái vào lòng và kể lại câu chuyện bài tập làm văn tả mẹ của Hùng cách đây hơn 20 năm... Tác giả: HỒ DUYÊN
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Dạy văn, dạy chữ, dạy người…

Soạn thảo văn bản trên máy tính đang thay thế viết tay…;bài thi trắc nghiệm chỉ cần tô đậm những vòng tròn…Điện thoại di động chỉ cần “chạm – đa chạm”…Nhưng trong học tập và rèn luyện không nên xem thường chữ viết tay.
>> Vì sao chữ viết học sinh ngày càng xấu?
Trừ một số trường hợp, do điều kiện thời gian cần viết nhanh như ghi bài giảng, làm bài thi…còn nếu suy nghĩ, viết nhật kí, viết bài bình thường không cần quá vội thì nên xem đây như một dịp luyện chữ viết sao cho đúng, cho rõ ràng và nếu có hứng thú để viết chữ đẹp thì càng tốt… Nếu tiếc thời gian thì hãy tốc kí hoặc sử dụng máy tính…có người sợ viết tay mất thời gian, sợ dòng chữ không theo kịp ý tưởng nhưng thực ra cả một đời chắc gì viết được văn bản nào ra hồn… Hãy luyện cho việc viết chữ trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, tìm thấy sự thú vị, như được thưởng thức nghệ thuật thể hiện những dòng chữ đầy cá tính của mình, sau này nhìn lại vẫn thấy thích. Có lẽ vì thế mà nhiều người “gò” chữ ký của mình khá công phu… Nguyễn Trãi có câu thơ rất hay, thể hiện phong thái bậc hiền triết: “Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu”. Văn bản chữ Hán hoặc chữ Nôm ngày xưa dành cho người đọc cái thú tự chấm câu.Nguyễn Tuân viết “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”,(Chữ người tử tù) tất nhiên đây là chữ Hán-tượng hình nhưng cũng gợi những suy nghĩ về chữ quốc ngữ…

Mỗi ngày dành chút thời gian suy tư và viết lại thành những dòng chữ bình
thường, xem đó là bài tập thực hành vừa viết chữ vừa luyện tinh thần. Viết như một cách thức suy nghĩ, khi khó tập trung tư tưởng thì viết là cách tập trung hiệu quả.. Hãy cố viết những ý tưởng thành câu cú hoàn chỉnh, chữ đủ nét, rõ ràng… không nên chỉ ghi những ý tưởng rời rạc, nhiều khi mơ hồ, sau này sẽ khó hiểu… Trừ một số người có trí nhớ tốt, phần lớn những ý nghĩ trừu tượng rất khó nhớ, nghĩ trước quên sau, nếu như lúc đó có một tờ giấy để viết chữ hoặc sơ đồ thì sẽ nhanh hơn nhiều. Ngạn ngữ Ả rập :“Trí nhớ tốt nhất không bằng nét mực mờ nhất”.

Cách rèn chữ đẹp ở một số trường phổ thông hiện nay đẹp thì có đẹp nhưng coi chừng biến thành máy móc, vô hồn nếu quá đặt nặng về kĩ thuật, học sinh viết rất giống nhau, đều đặn như khuôn mẫu, như được sản xuất hàng loạt theo kiểu chữ in trong máy tính. Ngoài ra, học sinh có đủ năng lực nhận thức, nên phải đặc biệt chú ý nội dung trong những hàng chữ; đọc lại những dòng chữ mà nội dung tầm thường, đọc mãi mất cả hứng thú thì có ý nghĩa gì? Viết nhật kí mà chữ không rõ ràng, không ngay ngắn nhìn thấy nản không muốn đọc lại.

Cách viết các dấu hỏi, ngã, sắc, huyền cũng nói lên tính cách hoặc trạng thái tinh thần. Người vội vàng, thiếu cẩn thận, thiếu kiên nhẫn viết dấu hỏi dấu sắc không khác nhau; có người viết dấu huyền như dấu sắc, quẹt một đường ngang cho xong chuyện, có người viết dấu mũ thật rõ ràng, có đỉnh là một mũi nhọn nhưng cũng có người viết cho nhanh như một cánh cung úp xuống…có người viết chữ t với nét ngang thật dài, có người viết chữ g chữ y“cụt đuôi” hoặc ngược lại quá “phong cách” với nét cuối đâm thẳng xuống rồi ngoặt lên nhìn như một mũi dao găm; có người thích những đường cong nên chữ n và chữ u quá “mềm” nhìn không khác nhau… những người này nên viết tên riêng bằng chữ in hoa trên đơn từ … Cách kết thúc một chữ cũng cần được quan tâm, hướng lên hay xuống hoặc ngưng lại…Một số người viết chữ g và chữ h thiếu nét, đánh đố người đọc, trong khi người khác nét cuối như bay vút lên trời. Nếu để luyện tinh thần có lẽ nên thong thả viết những chữ cái này, những dấu này như là cách luyện sự kiên nhẫn, bình tĩnh, kiềm chế. Có sách viết rằng chữ nghiêng là biểu hiện của ý chí mạnh mẽ, nghị lực (?)…Chữ nét tròn là mẫu người dễ tính (!). Nét chữ rõ ràng, mạnh mẽ là thể hiện tính nghiêm túc, ý chí quyết tâm…và là một thói quen tốt.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT Gia Lộc - Bạn bè 12A 94




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kĩ năng viết đoạn văn

a. Kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường nét, hình khối,...Để câu văn có hình ảnh, cần lưu ý hướng dẫn HS sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ,...Các hình thức nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều.
*Với cùng một nội dung thông báo, song với mỗi cách viết lại có một cách hiểu khác nhau.
VD: Với nội dung: Con sông chảy qua một cánh đồng, ta có thể diễn tả bằng nhiều cách như sau :
- Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thuần tuý).
- Con sông khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp khoẻ khoắn).
- Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. ( Vẻ đẹp hiền hoà).
- Con sông lặng lẽ dấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp trầm tư).
- Con sông mềm như một dải lụa vắt ngang qua ánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thơ mộng)
......
Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết.Với mỗi một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau.

Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,…Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ, phóng đại,…làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn, thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình.
Yêu cầu rèn luyện kĩ năng này có thể thực hiện ở các tiết học luyện từ và câu hoặc tiết trả bài tập làm văn. Bài tài tập luyện viết câu sẽ giúp học sinh có ý thức viết văn ngày càng chặt chẽ về ý tứ, sinh động, giàu xúc cảm,…Từ đó giúp các em thêm hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Sau đây là một số ví dụ (bài tập) về cách dùng từ, viết câu văn sinh động:
*Bài tập 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật:
- Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường.
+Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân trường tựa như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. (Biện pháp so sánh).
-Bông hoa hồng xinh đẹp.
+Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. (Biện pháp nhân hoá).
- Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và những con thuyền rẽ sóng ra khơi.
+ Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, yêu mặt biển trong xanh dậy sóng và yêu những con thuyền rẽ sóng ra khơi. (Biện pháp điệp từ).
-Xa xa, những cánh buồm nhấp nhô trên sông, mấy người dân chài thấp thoáng, vài cách chim chiều tản mạn bay về tổ.
+Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, thấp thoáng mấy người dân chài, tản mạn vài cánh chim chiều bay về tổ. (Biện pháp đảo ngữ).
*Bài tập 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm chấm để tạo thành những câu văn gợi tả, gợi cảm:
-Cổng trường…chúng em vào lớp.
+Cổng trường đang giang rộng vòng tay đón chúng em vào lớp. (Biện pháp nhân hoá).
- Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen…
+ Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung rung trắng như cước. (Biện pháp so sánh).
- Tôi lớn lên bằng…
+Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của cha, tình thương chở che của bà con làng xóm. (Biện pháp điệp ngữ).
*Bài tập 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm.
- Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng.
+Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che chở cho đàn con khỏi mưa.
- Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng.
+ Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng như làn gió xuân, mắt nhìn cả lớp thật âu yếm và mến thương.
- Chiếc bảng đen xinh xắn.
+ Chiếc bảng đen xinh xắn, mỗi khi chúng em lau, cậu ta nhoè nhoẹt nước mắt nhưng học hành lại rất chăm chỉ.
Ngoài cách viết câu, dùng từ, ngữ nêu trên; trong giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt là đa dạng về kiểu loại (từ đơn, từ ghép, từ láy), phong phú về ý nghĩa (từ một nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa,…), linh hoạt về cách sử dụng (từ dùng trong sinh hoạt, trong sách vở khoa học, từ địa phương, từ nghề nghiệp,…).
Bài 3:
Nhận xét về ý diễn tả và cảm giác được biểu hiện trong từng câu văn dưới đây, từ đó cho biết câu văn nào hay hơn.
a) Từ một tháng nay, trời nắng gay gắt.
b) Đã từ một tháng nay, trời nắng gay gắt.
c) Từ một tháng nay, cái nắng gay gắt từ trên trời cao dội xuống.
d) Từ một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống.
e) Đã từ một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống, từ dưới lòng đất bốc lên.
f) Đã từ một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống, từ dưới lòng đất bốc lên làm con chó Mực nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc.

b. Luyện viết đoạn văn:
- Viết đoạn văn theo đề bài
- Viết đoạn văn theo câu mở đầu
- Viết đoạn văn dựa trên ý của một đoạn thơ, văn….
- Viết đoạn mở bài, thân bài
…..

* Trước hết, HS cần nắm được:
Đoạn văn gồm nhiều câu văn được liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức (ý và lời). Vì vậy, khi viết đoạn, chúng ta cần đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ đó. Sự liên kết về ý thể hiện ở chỗ nội dung của mỗi câu cùng hướng về, nói về một đối tượng. Sự liên kết về lời thể hiện ở các phép liên kết câu (phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,...). Đoạn nào không bảo đảm được sự liên kết đó thì đoạn văn sẽ trở lên lộn xộn, thiếu mạch lạc.
- Ta có thể dùng từ ngữ có tác dụng nối, dùng câu nối,...và có thể liên kết theo không gian hoặc thời gian.

VD về liên kết theo thời gian :
- Đầu hè năm ngoái,....Sáng nào,....Ít hôm sau,.....Chẳng bao lâu,.....(Liên kết theo thời gian - Áng chừng)
- Xuân về,....Hè tới,.....Thu sang,.....Khi trời chuyển mình sang đông,.....(Liên kết theo thời gian - Mùa).
- Mới sáng tinh mơ,...Khi mặt trời lên,.....Đến giữa trưa,.....Tới chiều tà,.....Khi hoàng hôn buông xuống,.....(liên kết theo thời gian trong ngày).
VD về liên kết theo không gian :
- Nhìn từ xa,....Lại gần,....Trên cành,......Dưới tán lá,....(Liên kết theo không gian : từ xa đến gần).
- Hiện ngay trước mắt tôi là....Dưới mặt đất,....Trên cao ,....Phóng tầm mắt ra,.... xa,...(Liên kết theo không gian: từ gần đến xa).

*Đoạn văn tiêu biểu thường có mở đoạn bằng một câu khái quát, câu chủ đề, nêu ý chính của cả đoạn, tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ lời nhận định của câu mở đoạn .
VD:
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
(Theo Thi Sảnh)
*Ta cũng có thể diễn giải, liệt kê các chi tiết trước rồi mới kết đoạn bằng một câu khái quát , nhằm tóm lại những điều đã diễn giải ở trên.
VD, với đoạn văn :
“Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá! Trăng lên cao. Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi”.
Ta cũng có thể sắp xếp lại như sau :
“ Trăng lên cao. Mặt nước sáng loá. Bầu trời càng sáng hơn. Cả một vùng nước sóng sánh,vàng chói lọi. Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá!”.
*Lưu ý :
Cái hay của một đoạn văn thể hiện rõ nét nhất ở ý. Ý càng mới mẻ, càng sâu sắc, độc đáo thì đoạn văn càng có sức thuyết phục. Ý phải diễn đạt thành lời. Ý hay mà không biết cách diễn đạt thì lời văn trở nên sáo rỗng. Lời văn hay là lời văn chân thành, trong sáng, giản dị, có hình ảnh, có âm thanh, có nhạc điệu,...và có cách sắp xếp (bố cục) chặt chẽ.

* Bài tập thực hành (Tập trung vào thể loại miêu tả):
Bài 1: Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là:
a) Mỗi khi mùa xuân về...
b) Mùa hè sang...
c) Thu đến...
d) Khi trời chuyển mình sang đông...
*Đáp án tham khảo:
a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi. (Sử dụng biện pháp nhân hoá, điệp từ điệp ngữ)
b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời. ( Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá)
c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say. ( Sử dụng BP nhân hoá, điệp ngữ)
d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say. ( Sử dụng BP so sánh, đảo ngữ)

Bài 2:
Dựa vào những ý sau, hãy viết thành một đoạn văn gợi tả và gợi cảm hơn:
a) Mùa đông đến. Những cơn gió lạnh tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục em lấy áo ấm ra mặc. Em rất vui sướng khi mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho em.
*Đáp án:
Có phải mùa đông lạnh lẽo đã đến rồi không?...Đúng rồi, những cơn gió lạnh như dao cắt đã vội vã tràn về! Nhìn lên bầu trời xam xám như màu chì, em không thấy những cánh én đang chao liệng nữa. Mẹ em giục: “Con hãy lấy chiếc áo mẹ vừa đan xong ra mặc cho ấm đi!”. Xỏ tay vào chiếc áo mới, em thấy mình như được lớn thêm một tuổi và thấy ấm áp hẳn lên vì được sống trong tình thương của mẹ.

b) Hồ thả sen hồng, có nhiều lá xanh rất to. Lá sen rất tròn. Mùa hoa nở, hương bay
thơm cả xung quanh. Nước hồ rất trong và mát. Sóng nước trên hồ gợn nhẹ khi có cơn gió qua làm em rất thích.
*Đáp án:
Hồ thả sen hồng nổi bật trên nền xanh đậm của những lá sen xòe rộng chen chúc nhau. Lá sen tròn vành vạnh như mặt trăng rằm. Mùa hoa nở, hượng sen thơm ngát cả một vùng trời đất cỏ cây. Nước hồ trong veo và mát rượi. Mỗi khi có làn gió nhẹ thoảng qua, mặt nước hồ lại gợn sóng lăn tăn như mời gọi em vốc nước lên tay cho thỏa lòng vui thích.

Bài 3 :
Viết tiếp 3 câu để thành đoạn :
a- Hôm nay là ngày khai trường...
b- Thế là mùa xuân đã về...
*Lưu ý HS : Vì viết thành đoạn nên ngoài việc đặt câu đúng ngữ pháp, cần phải có câu cuối cùng hợp lí để tạo thành câu kết của đoạn.
VD:
a) Hôm nay là ngày khai trường. Hầu hết mọi người đều hăm hở bước. Khuôn mặt ai cũng tươi roi rói. Thế là một năm học mới lại bắt đầu.
b)Thế là mùa xuân đã về. Mùa xuân về trên những chồi non, lộc biếc. Mùa xuân về bằng những bụi mưa lay phay trên vai áo người đi đường. Mùa xuân về bằng cả tiếng chim hót lảnh lót trong các vòm cây .

Bài 4 :
Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp :
a) Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2). Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3).
b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi (5).

Bài 5:
Dựa vào các câu thơ sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương:
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi.
(Việt Nam – Lê Anh Xuân)

*Đáp án :
Đất nước ta mỗi miền đều có những vẻ đẹp riêng. Đây là ngọn núi đá sừng sững, bốn mùa lộng gió.Buổi sớm, núi lấp lánh ánh vàng của màu nắng, màu mây.Buổi chiều, núi sẫm lại như ánh khói lam chiều toả lên từ các mái bếp. Kia là dòng sông chan hoà ánh nắng. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua , những gợn sóng lăn tăn lại sáng loá lên, tưởng chừng như có trăm nghìn viên ngọc trai được dát xuống mặt sông. Lẩn khuất đâu đây những mái nhà cao thấp nằm nép mình bên những rặng dừa xanh mát, với những trái xoài đung đưa trên vòm lá và những trái cam mọng nước thấp thoáng trong vườn.....

Bài 3:
Viết một đoạn văn tả âm thanh em thường nghe vào buổi sáng nơi em ở.

Bài 4:
Có một nhà văn đã viết: “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.
*Đáp án :
Có một nhà văn nào đó đã viết : “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,...Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp! Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!...

.............

* Làm thế nào để viết được một bài văn hay?
Để viết được một bài văn hay, cần lưu ý một số điểm sau:
a)Về cách dùng từ:
- Phải dùng từ cho chính xác, lựu chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn.
VD: Tả bông hoa:
Nụ hoa chúm chím nở như như hớp từng giọt sương.
Những cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm.
- Muốn dùng từ được hay, các em phải luôn luôn có sự liên tưởng các sự vật với nhau, so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác để chọn lựa được những từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Các em nên sử dụng nhiều từ láy (từ tượng thanh, tượng hình) và từ ghép.
b) về cách đặt câu:
- Khi viết câu, cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải viết theo một công thức đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt (dùng biện pháp đảo ngữ).
VD1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la.
Có thể đổi lại là:Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mắt em.
VD2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc.
Đổi lại là: Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc.
- Muốn viết được câu hay, còn phải sử dụng cách so sánh, nhân hoá.
VD: + Nhìn từ xa, cánh đồng như một thảm lúa xanh khổng lồ...
+ Những bông hoa ngả nghiêng cười đùa hớn hở...


Ví dụ về các bước dạy học sinh viết một đoạn văn (bài văn)
*Đề bài:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
(Nguyễn Duy).
Quê em lúa đang mùa chín rộ. Nhìn cánh đồng lúa chín ai cũng thấy đẹp, thấy vui. Hãy tả cảnh cánh đồng lúa chín quê em.

Bài tập1: (yêu cầu từ tiết trước)
Em hãy quan sát một cánh đồng lúa khi bắt đầu bước vào vụ gặt.

Bài tập 2:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-8 dòng) tả bao quát cánh đồng dựa vào các ý sau:
- Lúa đang vào mùa chín rộ.
- Cả cánh đồng sáng rực lên như một tấm thảm vàng.
- Thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.

Bài tập 3:
Hãy viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động hơn:
- Những bông lúa trĩu xuống.
- Thân lúa vàng óng.
- Những đốt lá quăn lại.
- Cả vạt lúa xôn xao, báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Bài tập 4:
Viết một đoạn văn ngắn diễn tả hoạt động của một vài nhóm người trên cánh đồng, dựa vào các ý sau:
- Một vài tốp người đang gặt lúa.
- Nón trắng nhấp nhô.
- Tiếng nói cười vui vẻ.

Bài tập 5:
Viết một bài văn hoàn chỉnh tả cánh đồng lúa chín dựa theo các ý của các BT trên.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Câu chuyện của một cậu học trò lớp Bốn

Em gái tôi
Em gái tôi có cái tên rất hay: Ly Na. Chẳng biết mẹ tôi đặt tên cho em có nghĩa là gì, chỉ biết rằng luscmej sinh em thì bố tôi đang ở Liên Xô. Mẹ hay đùa tôi : tên em là Đi Nga.
Ly Na rất đanh đá, sắc sảo. Năm ngoái đang học mẫu giáo, nó đã được giải nhất "Bé khỏe bé ngoan" của huyện.Theo tôi nghĩ, có lẽ nhờ tài ứng xử và giao tiếp. Tôi còn nhớ với câu hỏi : "Cháu có thích mẹ sinh em bé nữa không ?". Các bạn nó đều trả lời: "Không thích vì sinh nhiều là khổ". Riêng nó trả lời : "Cháu rất thích em bé nhưng mẹ cháu bảo nhà ta có hai anh em rồi". Đầu buổi thi nó cúi chào: "Good morning". Cuối buổi thi nó chào: "Good bye". Lúc tôi đưa em về (hôm ấy mẹ bận, bố bận), nó hãnh diện mang luôn cả băng (hôm ấy mẹ bận, bố bận), nó hãnh diện mang luôn cả băng "giải nhất Bé khỏe bé ngoan" trên người từ trường thi về nhà. Gặp nó, ai cũng trêu : "Chào hoa hậu răng sún 94!" (Nó sún một răng cửa). Kể từ đó cả nhà thường gọi Ly Na là "Hoa hậu sún răng". Nó quả là không vừa. Có hôm tôi đi chơi quên trưa, chạy hớt hơ hớt hải về đến nhà thì cả nhà đã ăn cơm. Bố tôi giận dữ:
- Đặt câu với từ "ăn nhiều" xong mới được ăn cơm.
Tôi chưa kịp nói thì nó đã nhanh nhảu:
- Con đặt hộ anh "Ăn nhiều thì nhảy nhiều" được không bố ?
Bố tôi khen :
- Ly Na giỏi !
tôi lí nhí :
- Con đặt "Ăn nhiều thì khỏe", bố ạ !
Mẹ tôi ngăn bố :
- Bố để cho con ăn xong hẵng hay !

*
* *

Năm nay, nhà tôi chuyển vào thị xã Hà Tĩnh. Mẹ làm xa, lương thấp, đời sống khó khăn hơn. Chúng tôi rất thương mẹ. Tôi tự nguyện học ở nhà, không đi học thêm tại nhà cô như bọn bạn. Ly Na học lớp 1. Trưa, bố mẹ không về, nó được ăn ở nhà cô giáo. Một bữa chỉ có một nghìn rưỡi. Còn tôi thì một gói mì tôm. Vậy là bữa trưa, nhà tôi bốn người ăn bốn bếp. Bữa tối cả nhà sum vầy. Vui nhất là thời gian mẹ chuẩn bị cơm tối. Ba bố con thi nhau đọc thơ, biểu diễn văn nghệ, phỏng vấn hoặc trêu chọc "Hoa hậu sún răng", chê tôi lười học ở bẩn, hoặc trêu bố có ba bằng đại học mà không nuôi nổi vợ con, nhà thì 0,5 tầng...
Tối thứ bảy tuần này, thấy mẹ kể lể lương nhận xong thì trả nợ và chia hết đi đâu. mẹ đành chiêu đãi cả nhà món hến xào giá vừa rẻ vừa lắm đạm lại vừa mang hương vị quê hương. Bố tôi phỏng vấn Ly Na :
- Thưa hoa hậu, lớn lên hoa hậu muốn làm nghề gì ?
Ly Na nhanh nhảu :
- Thưa phóng viên, lớn lên, học xong, con muốn làm cô giáo dạy học ở thị xã.
- Thưa hoa hậu,làm cô giáo nghèo lắm !
- Thưa phóng viên, làm cô giáo ở quê thì nghèo nhưng ở thị xã thì chẳng nghèo đâu. Lương thấp còn có khoản dạy thêm và tiền mừng tuổi của phụ huynh.
- Thưa hoa hậu,dạy thêm chắc gì đã có học sinh đi học ?
- Thưa phóng viên,hoặc dạy thật giỏi, hoặc kiểm tra ra đề vào chỗ dạy thêm thì ai cũng lo mà đi học.
Mẹ tôi bưng cơm lên và chen vào : "Thưa phóng viên, ai cũng làm như phóng viên cả thì ai dạy cho con phóng viên học".
Em gái tôi vội khen :
- Mẹ giỏi !
Cả nhà cười vui.

(Phan Đức Thiện - Lớp 4 - Trường TH Bắc Hà, Hà Tĩnh)

Lời bình:

Truyện của Phan Đức Thiện rất người lớn. Về hình thức, đây là một truyện viết chắc tay, đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ để dựng chân dung nhân vật. Về nội dung, nó biểu hiện sự hiểu biết khá phong phú về cuộc sống gia đình và những chuyện "đời thường" của xã hội hiện nay trong nhận thức của một cậu học trò lớp 4.

Ở đoạn thứ nhất, "Hoa hậu sún răng 94" được miêu tả với những nét tinh nghịch, hiếu động của một cô bé đang học Mẫu giáo. Cô bé có những ứng xử ngôn ngữ rất thông minh và có duyên - điều mà anh cô đã nhận xét yêu là "đanh đá, sắc sảo".

Ở đoạn thứ hai, tức là thời điểm 1 năm sau, thì quả thật là cô bé đã có thêm sự... đáo để. Cô nói năng "như người lớn" khi đóng vai trả lời phỏng vấn của bố. Ước mơ của cô là trở thành cô giáo. Những giải thích của cô khiến người đọc phải giật mình. Làm cô giáo thì nghèo, nhưng đó là cô giáo ở quê, còn "ở thị xã thì chẳng nghèo đâu.Lương thấp còn có khoản dạy thêm và tiền mừng tuổi của phụ huynh". Muốn có học sinh đi học thêm thì theo cô, chỉ có hai cách : hoặc dạy thật giỏi, hoặc kiểm tra ra đề vào chỗ dạy thêm ! Một chút xót xa nhen lên trong lòng người đọc. Chính những việc làm của không ít người trong số chúng ta, các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo đã vô tình làm cho tâm hồn trẻ thơ bị già cỗi đi !

Nhưng trên hết, khung cảnh trong truyện của Phan Đức Thiện vẫn là khung cảnh của một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mọi người được sống trong tình thương yêu và hiểu biết lẫn nhau. Dẫu còn đó những gói mì tôm, đĩa hến xào đạm bạc, căn hộ 0,5 tầng... nhưng cũng vẫn còn đó những tình cảm thiêng liêng của đời sống gia đình sưởi ấm những tâm hồn trẻ thơ, trước khi các em bước vào cuộc đời.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Ảnh sinh nhật Khánh 7 tuổi - 7/11/2010














  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mẹo vặt khi là quần áo

Những chiếc quần tây của bạn sau khi là xong có thể có những đường sờn, bóng ở đường may hoặc ở ly? Có cách giúp bạn tránh hiện tượng này.
Cách tránh các vết bóng ở ly và đường may ống quần khi là dù rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi bạn mất công một tí: đặt một tấm vải mỏng đã xịt nước (tốt nhất là vải cotton) lên những chỗ đó, rồi đặt bàn là lên (không đẩy bàn là mà chỉ đặt lên từng đoạn một).



Dưới đây là một số mẹo vặt khác liên quan đến chuyện là đồ:
- Nếu bạn muốn là đồ thật nhanh trong khi bàn là nhà bạn thuộc thế hệ cũ, không có bộ phận phun hơi nước, hãy là khi quần áo chưa khô hẳn.

- Để tiết kiệm điện và tiết kiệm thời gian, bạn nên chọn là trước những quần áo mỏng, khi bàn là chưa nóng lắm. Khi nó nóng hẳn, bạn là những thứ dày hơn. Chiếc áo cuối cùng nên là vải mỏng hoặc dày vừa phải, bạn hãy rút phích điện ra khi đang là nó, độ nóng còn lại của bàn là cũng đủ để hoàn tất công việc.

- Với đồ lụa, bạn đừng ngại để bàn là ở nhiệt độ khá cao, nhưng nhớ chỉ là đều tay một lần thôi, không kéo bàn là qua lại. Lớp vải lụa sẽ rất bóng đẹp.

- Nếu cổ và tay áo sơ mi bị bẩn, giặt khó sạch thì sau khi giặt xong, bạn hãy rắc vào đó chút phấn rôm, là nhẹ, sau đó rắc thêm một lượt phấn rôm. Phần cổ và tay áo này sẽ sạch dễ hơn trong lần giặt sau.

- Vào mùa lạnh sắp đến, bạn sẽ thấy phiền khi thường xuyên phải mang đồ dạ, nỉ ra hiệu giặt khô, vì chúng rất nhanh bẩn. Bạn có thể giảm số lần mang giặt bằng cách đập cho bụi bay bớt, sau đó đặt lên bàn hoặc cầu là, phủ chiếc khăn ẩm lên trên rồi là. Bụi bẩn sẽ bị “hút” lên chiếc khăn này. Nếu chưa đủ sạch, bạn hãy thay khăn và là tiếp.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bổ sung vitamin khi nào thì tốt?

Dùng vitamin cũng giống như sử dụng các loại thuốc khác, đều có quy định về thời gian, không phải lúc nào dùng cũng được.
Tùy theo tính chất hoà tan các vitamin được phân làm hai nhóm: nhóm tan trong chất béo và nhóm tan trong nước.
Các loại vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và C, axit folic…), nếu dùng với liều lượng quá nhiều, không chỉ tự đào thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết, mà còn dễ trở thành gánh nặng đối với thận. Do vậy, tốt nhất bạn nên chia liều dùng thành 3 lần/ngày.
Các loại vitamin tan trong chất béo (các vitamin nhóm A, D, E, K), do không thể bị đào thải ra khỏi cơ thể qua con đường bài tiết, nên bạn có thể dùng 1 lần/ngày.
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng các loại vitamin cũng khác nhau.
Trừ vitamin C, nhóm vitamin tan trong nước nên dùng trước bữa ăn. Bạn cần chú ý, thời gian ăn các bữa sáng, trưa và tối tốt nhất lần lượt là 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều.
Thời gian tiểu tràng hấp thụ tốt nhất là 1 đến 3 giờ chiều, nên các loại vitamin tan trong chất béo tốt nhất nên dùng sau bữa trưa. Thực phẩm càng giàu chất béo, càng có lợi cho sự hấp thụ loại vitamin này. Bởi vậy, nếu bạn có chế độ ăn nhạt, có thể uống thêm sữa để tăng cường sự hấp thụ vitamin tan trong chất béo.
Lưu ý: vitamin C là vitamin tan trong nước, nhưng nếu dùng quá liều dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, tốt nhất nên dùng ngay sau bữa ăn.

Theo Dân trí
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lẩu gà ngải cứu

Cả nhà có thể cùng quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi với nhiều nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, dịp nghỉ cuối tuần sẽ thêm vui vẻ và ý nghĩa.
Nguyên liệu:

Gà mái tơ: 1 con; Vị hầm gà: Rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, táo đỏ, hạt sen... (Bạn nên mua ở các tiệm thuốc Bắc sẽ đầy đủ và yên tâm hơn là mua các gói đóng sẵn bán ngoài chợ); Nấm kim châm/ nấm hải sản; Rau ngải cứu; Váng đậu; Trứng vịt lộn; Đậu phụ; Bánh đa khô.




Cách làm:
- Gà làm sạch, chặt miếng cỡ bao diêm, ướp gia vị/hạt nêm
- Làm sạch (và trắng) nấm bằng cách pha bột năng hoặc bột sắn với nước rồi cho nấm vào ngâm, một lúc sau đem xả nước
- Đậu phụ cắt miếng, ngải cứu nhặt rửa sạch. Bánh đa khô ngâm nở, để ráo. Váng đậu chiên sơ
- Cho gói thuốc bắc vào nồi ninh lấy nước dùng lẩu.

Múc ít nước lẩu ra một nồi nhỏ đun riêng, nước thật sôi thì đập trứng vào, nhẹ tay để cái màng bọc quanh trứng không bị rách thì trứng sẽ tròn không bị biến dạng. Hớt bỏ váng đen của trứng nổi lên, trứng gần chín thì vớt ra cho vào nồi lẩu, trút nước luộc trứng vào luôn. (Làm thế thì vẫn giữ được nước ngọt của trứng vịt lộn tiết ra, mà nước lẩu lại không bị đục)
- Khi bắt đầu ăn mới thả thịt gà vào hoặc có thể cho vào đun sẵn trước khi ăn. Trứng vịt lộn ăn cùng món lẩu này rất hợp.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cá thu kho riềng

Các bạn tham khảo để trổ tài làm món ăn này cho bữa cơm trưa nay nhé!
Nguyên liệu:
300g cá thu, rửa sạch, cắt khoanh, để ráo; 200g thịt ba chỉ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn; 1 củ riềng, gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi; 200ml nước trà xanh để kho cá; Gia vị: tiêu, ớt, knorr - cá kho riềng.




Hướng dẫn nhanh:

- Cho cá thu vào tô, cho gói knorr gia vị hoàn chỉnh - cá kho riềng ướp, để 15 phút cho cá ngấm gia vị.
- Đun to lửa cho nồi cá sôi, sau đó vặn nhỏ lửa kho cá trong khoảng 45 phút cho cá chín kĩ và thấm gia vị.
Thực hiện ướp cá:
- Cho cá thu vào tô, cho gói knorr gia vị hoàn chỉnh - cá kho riềng ướp, để 15 phút cho cá ngấm gia vị.
Kho cá:
- Cho vào nồi 1 lớp riềng xắt sợi, một lớp thịt, một lớp cá và một lớp riềng nữa. Cho nước trà xanh vào xăm xấp mặt cá, rồi bắc lên bếp kho.
- Đun to lửa cho nồi cá sôi, sau đó vặn nhỏ lửa kho cá trong khoảng 45 phút cho cá chín kĩ và thấm gia vị.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cá nục xốt cà chua

Đi chợ thời “bão giá” luôn làm các bà nội trợ đau đầu, và cá nục xốt cà chua là lựa chọn phù hợp để giải quyết việc này.
Nguyên liệu:
0,5 kg cá nục làm sạch, bỏ đầu và ruột (giá 12.000 đ); 400 g cà chua; Gừng, hành tím, ớt chỉ thiên và các gia vị đi kèm (hạt nêm, hạt tiêu xay, dầu ăn).



Cách làm:

Cá nục sau khi rửa sạch và để ráo nước

Cà chua, hành tím, gừng, ớt chỉ thiên

Cá biển thường có mùi tanh nên mình sử dụng nước chè để khử mùi tanh của cá: pha một ít chè trong bát to để ngâm cá trong 5 phút

Cà chua, gừng, hành tím, ớt chỉ thiên được xay nhuyễn để dùng làm nước xốt

Món này cần nấu nhừ mới thơm ngon nên mình sử dụng nồi áp suất để xốt cá, xếp cá thành 1 lớp và đổ hỗn hợp xốt cà chua sao cho ngập mặt cá

Đun đến khi cá chín nhừ xương là vừa ngon, thường mất thời gian 40 phút. Món này ăn hợp với bánh mỳ hoặc cơm nóng.

Do cá đã được khử mùi tanh nên rất thơm ngon, ngay cả trong lúc nấu và khi thưởng thức. Nếu thích ăn kiểu nước xốt hơi sánh, sau khi cá đun nhừ có thể thêm bột năng để đạt được độ sánh như mong muốn.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cách làm mắm tép chưng thịt

Cách làm mắm tép chưng thịt
Những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản, nhưng khi kết hợp lại tạo nên một hương vị rất riêng, rất đặc trưng của miền Bắc. Món mắm tép tự làm ở nhà, bao giờ cũng yên tâm về mặt chất lượng lẫn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên liệu:

800 gr tép biển tươi; 90-100 gr muối; 50 gr thính; 20 ml rượu trắng.



Cách làm:

- Tép rửa sạch, để thật ráo nước (khâu này rất quan trọng, bởi vì nếu còn nước, khi làm mắm sẽ không ngon hoặc bị hỏng)

- Gạo đem rang thật vàng, xay nhuyễn (thính gạo)

- Trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau, cho vào hũ thủy tinh.

- Đem phơi nắng khoảng 10 - 15 ngày (nếu nắng to chỉ 10 ngày là được).

- Khi phơi được 1 tuần, mở nắp, trộn đều rồi đóng nắp lại, phơi tiếp.

- Khi tép đã chuyển dần sang màu đỏ cam là được.

Với món mắm tép này, mình chế biến thành món mắm tép chưng thịt, một món ăn ngon của người Hà Nội.
2. Mắm tép chưng thịt
Nguyên liệu:
1/3 bát cơm mắm tép; 1-2 muỗng cà phê đường; Hành khô tím; 200 gr thịt nạc xay; Tiêu; Có thể cho thêm chút riềng giã nhuyễn tùy theo khẩu vị mỗi nhà.




Cách làm:

Phi hành và dầu ăn thật thơm, cho mắm tép vào xào cho đến khi chuyển màu đỏ cam, cho tiếp thịt nạc xay vào, đảo đều trên bếp, nêm đường, rim cho đến khi thịt săn lại và mắm tép ngấm vào thịt.

Nhấc ra rắc tiêu, dùng nóng với cơm và dưa leo/chuột.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS