Ảnh sinh nhật Khánh 7 tuổi - 7/11/2010














  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mẹo vặt khi là quần áo

Những chiếc quần tây của bạn sau khi là xong có thể có những đường sờn, bóng ở đường may hoặc ở ly? Có cách giúp bạn tránh hiện tượng này.
Cách tránh các vết bóng ở ly và đường may ống quần khi là dù rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi bạn mất công một tí: đặt một tấm vải mỏng đã xịt nước (tốt nhất là vải cotton) lên những chỗ đó, rồi đặt bàn là lên (không đẩy bàn là mà chỉ đặt lên từng đoạn một).



Dưới đây là một số mẹo vặt khác liên quan đến chuyện là đồ:
- Nếu bạn muốn là đồ thật nhanh trong khi bàn là nhà bạn thuộc thế hệ cũ, không có bộ phận phun hơi nước, hãy là khi quần áo chưa khô hẳn.

- Để tiết kiệm điện và tiết kiệm thời gian, bạn nên chọn là trước những quần áo mỏng, khi bàn là chưa nóng lắm. Khi nó nóng hẳn, bạn là những thứ dày hơn. Chiếc áo cuối cùng nên là vải mỏng hoặc dày vừa phải, bạn hãy rút phích điện ra khi đang là nó, độ nóng còn lại của bàn là cũng đủ để hoàn tất công việc.

- Với đồ lụa, bạn đừng ngại để bàn là ở nhiệt độ khá cao, nhưng nhớ chỉ là đều tay một lần thôi, không kéo bàn là qua lại. Lớp vải lụa sẽ rất bóng đẹp.

- Nếu cổ và tay áo sơ mi bị bẩn, giặt khó sạch thì sau khi giặt xong, bạn hãy rắc vào đó chút phấn rôm, là nhẹ, sau đó rắc thêm một lượt phấn rôm. Phần cổ và tay áo này sẽ sạch dễ hơn trong lần giặt sau.

- Vào mùa lạnh sắp đến, bạn sẽ thấy phiền khi thường xuyên phải mang đồ dạ, nỉ ra hiệu giặt khô, vì chúng rất nhanh bẩn. Bạn có thể giảm số lần mang giặt bằng cách đập cho bụi bay bớt, sau đó đặt lên bàn hoặc cầu là, phủ chiếc khăn ẩm lên trên rồi là. Bụi bẩn sẽ bị “hút” lên chiếc khăn này. Nếu chưa đủ sạch, bạn hãy thay khăn và là tiếp.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bổ sung vitamin khi nào thì tốt?

Dùng vitamin cũng giống như sử dụng các loại thuốc khác, đều có quy định về thời gian, không phải lúc nào dùng cũng được.
Tùy theo tính chất hoà tan các vitamin được phân làm hai nhóm: nhóm tan trong chất béo và nhóm tan trong nước.
Các loại vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và C, axit folic…), nếu dùng với liều lượng quá nhiều, không chỉ tự đào thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết, mà còn dễ trở thành gánh nặng đối với thận. Do vậy, tốt nhất bạn nên chia liều dùng thành 3 lần/ngày.
Các loại vitamin tan trong chất béo (các vitamin nhóm A, D, E, K), do không thể bị đào thải ra khỏi cơ thể qua con đường bài tiết, nên bạn có thể dùng 1 lần/ngày.
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng các loại vitamin cũng khác nhau.
Trừ vitamin C, nhóm vitamin tan trong nước nên dùng trước bữa ăn. Bạn cần chú ý, thời gian ăn các bữa sáng, trưa và tối tốt nhất lần lượt là 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều.
Thời gian tiểu tràng hấp thụ tốt nhất là 1 đến 3 giờ chiều, nên các loại vitamin tan trong chất béo tốt nhất nên dùng sau bữa trưa. Thực phẩm càng giàu chất béo, càng có lợi cho sự hấp thụ loại vitamin này. Bởi vậy, nếu bạn có chế độ ăn nhạt, có thể uống thêm sữa để tăng cường sự hấp thụ vitamin tan trong chất béo.
Lưu ý: vitamin C là vitamin tan trong nước, nhưng nếu dùng quá liều dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, tốt nhất nên dùng ngay sau bữa ăn.

Theo Dân trí
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lẩu gà ngải cứu

Cả nhà có thể cùng quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi với nhiều nguyên liệu thơm ngon và bổ dưỡng, dịp nghỉ cuối tuần sẽ thêm vui vẻ và ý nghĩa.
Nguyên liệu:

Gà mái tơ: 1 con; Vị hầm gà: Rễ sâm, hoài sơn, ý dĩ, kỷ tử, long nhãn, táo đen, táo đỏ, hạt sen... (Bạn nên mua ở các tiệm thuốc Bắc sẽ đầy đủ và yên tâm hơn là mua các gói đóng sẵn bán ngoài chợ); Nấm kim châm/ nấm hải sản; Rau ngải cứu; Váng đậu; Trứng vịt lộn; Đậu phụ; Bánh đa khô.




Cách làm:
- Gà làm sạch, chặt miếng cỡ bao diêm, ướp gia vị/hạt nêm
- Làm sạch (và trắng) nấm bằng cách pha bột năng hoặc bột sắn với nước rồi cho nấm vào ngâm, một lúc sau đem xả nước
- Đậu phụ cắt miếng, ngải cứu nhặt rửa sạch. Bánh đa khô ngâm nở, để ráo. Váng đậu chiên sơ
- Cho gói thuốc bắc vào nồi ninh lấy nước dùng lẩu.

Múc ít nước lẩu ra một nồi nhỏ đun riêng, nước thật sôi thì đập trứng vào, nhẹ tay để cái màng bọc quanh trứng không bị rách thì trứng sẽ tròn không bị biến dạng. Hớt bỏ váng đen của trứng nổi lên, trứng gần chín thì vớt ra cho vào nồi lẩu, trút nước luộc trứng vào luôn. (Làm thế thì vẫn giữ được nước ngọt của trứng vịt lộn tiết ra, mà nước lẩu lại không bị đục)
- Khi bắt đầu ăn mới thả thịt gà vào hoặc có thể cho vào đun sẵn trước khi ăn. Trứng vịt lộn ăn cùng món lẩu này rất hợp.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cá thu kho riềng

Các bạn tham khảo để trổ tài làm món ăn này cho bữa cơm trưa nay nhé!
Nguyên liệu:
300g cá thu, rửa sạch, cắt khoanh, để ráo; 200g thịt ba chỉ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn; 1 củ riềng, gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi; 200ml nước trà xanh để kho cá; Gia vị: tiêu, ớt, knorr - cá kho riềng.




Hướng dẫn nhanh:

- Cho cá thu vào tô, cho gói knorr gia vị hoàn chỉnh - cá kho riềng ướp, để 15 phút cho cá ngấm gia vị.
- Đun to lửa cho nồi cá sôi, sau đó vặn nhỏ lửa kho cá trong khoảng 45 phút cho cá chín kĩ và thấm gia vị.
Thực hiện ướp cá:
- Cho cá thu vào tô, cho gói knorr gia vị hoàn chỉnh - cá kho riềng ướp, để 15 phút cho cá ngấm gia vị.
Kho cá:
- Cho vào nồi 1 lớp riềng xắt sợi, một lớp thịt, một lớp cá và một lớp riềng nữa. Cho nước trà xanh vào xăm xấp mặt cá, rồi bắc lên bếp kho.
- Đun to lửa cho nồi cá sôi, sau đó vặn nhỏ lửa kho cá trong khoảng 45 phút cho cá chín kĩ và thấm gia vị.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cá nục xốt cà chua

Đi chợ thời “bão giá” luôn làm các bà nội trợ đau đầu, và cá nục xốt cà chua là lựa chọn phù hợp để giải quyết việc này.
Nguyên liệu:
0,5 kg cá nục làm sạch, bỏ đầu và ruột (giá 12.000 đ); 400 g cà chua; Gừng, hành tím, ớt chỉ thiên và các gia vị đi kèm (hạt nêm, hạt tiêu xay, dầu ăn).



Cách làm:

Cá nục sau khi rửa sạch và để ráo nước

Cà chua, hành tím, gừng, ớt chỉ thiên

Cá biển thường có mùi tanh nên mình sử dụng nước chè để khử mùi tanh của cá: pha một ít chè trong bát to để ngâm cá trong 5 phút

Cà chua, gừng, hành tím, ớt chỉ thiên được xay nhuyễn để dùng làm nước xốt

Món này cần nấu nhừ mới thơm ngon nên mình sử dụng nồi áp suất để xốt cá, xếp cá thành 1 lớp và đổ hỗn hợp xốt cà chua sao cho ngập mặt cá

Đun đến khi cá chín nhừ xương là vừa ngon, thường mất thời gian 40 phút. Món này ăn hợp với bánh mỳ hoặc cơm nóng.

Do cá đã được khử mùi tanh nên rất thơm ngon, ngay cả trong lúc nấu và khi thưởng thức. Nếu thích ăn kiểu nước xốt hơi sánh, sau khi cá đun nhừ có thể thêm bột năng để đạt được độ sánh như mong muốn.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cách làm mắm tép chưng thịt

Cách làm mắm tép chưng thịt
Những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản, nhưng khi kết hợp lại tạo nên một hương vị rất riêng, rất đặc trưng của miền Bắc. Món mắm tép tự làm ở nhà, bao giờ cũng yên tâm về mặt chất lượng lẫn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên liệu:

800 gr tép biển tươi; 90-100 gr muối; 50 gr thính; 20 ml rượu trắng.



Cách làm:

- Tép rửa sạch, để thật ráo nước (khâu này rất quan trọng, bởi vì nếu còn nước, khi làm mắm sẽ không ngon hoặc bị hỏng)

- Gạo đem rang thật vàng, xay nhuyễn (thính gạo)

- Trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau, cho vào hũ thủy tinh.

- Đem phơi nắng khoảng 10 - 15 ngày (nếu nắng to chỉ 10 ngày là được).

- Khi phơi được 1 tuần, mở nắp, trộn đều rồi đóng nắp lại, phơi tiếp.

- Khi tép đã chuyển dần sang màu đỏ cam là được.

Với món mắm tép này, mình chế biến thành món mắm tép chưng thịt, một món ăn ngon của người Hà Nội.
2. Mắm tép chưng thịt
Nguyên liệu:
1/3 bát cơm mắm tép; 1-2 muỗng cà phê đường; Hành khô tím; 200 gr thịt nạc xay; Tiêu; Có thể cho thêm chút riềng giã nhuyễn tùy theo khẩu vị mỗi nhà.




Cách làm:

Phi hành và dầu ăn thật thơm, cho mắm tép vào xào cho đến khi chuyển màu đỏ cam, cho tiếp thịt nạc xay vào, đảo đều trên bếp, nêm đường, rim cho đến khi thịt săn lại và mắm tép ngấm vào thịt.

Nhấc ra rắc tiêu, dùng nóng với cơm và dưa leo/chuột.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS