Mẹo hay làm thịt vịt

Làm thịt vịt luôn được coi là một việc không dễ của các bà nội trợ, vì lông vịt rất khó nhổ và thịt vịt thường dai.


Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn :

Nhổ lông nhanh và sạch

Hãy nấu nước thật sôi và thả vào nồi ít vôi trong hoặc lá khế. Dùng nước này nhúng vịt rồi mới nhổ lông, khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da để làm sạch hết phần lông tơ.

Tẩy mùi hôi của vịt

Vịt dù đã làm sạch lông cũng vẫn còn mùi hôi do tuyến nang lông sót lại. Hãy dùng rượu trắng và muối xát đều lên da vịt, sau đó xả dưới vòi nước - vịt sẽ trắng và sạch.

Để thịt bớt dai



Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.

Theo Phụ nữ
Mẹo hấp cá thơm ngon
Hấp được xem là cách chế biến có thể giữ lại được nhiều nhất những dưỡng chất của món ăn và rất tốt cho sức khỏe.
Trong đó, cá hấp là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng nếu không biết cách hấp thì món này sẽ có mùi tanh và khó ăn.

Làm sao để hấp cá được ngon?



- Mùi tanh đặc trưng của cá là do chất histamine tạo ra. Cá tươi thì mùi tanh sẽ nhẹ bớt. Không thể làm cho mùi tanh của cá mất đi mà chỉ có thể làm cho nó bớt đi. Để hạn chế mùi tanh của cá, khi hấp, bạn nên cho vào một chút rượu trắng và gừng, đầu hành hay sả cây đập dập.

- Khi thực hiện những món cá hấp đặc biệt như cá hấp xì dầu, cá hấp tàu xì, Tứ Xuyên hay chưng tương, ngoài gia vị chính, bạn cũng nên cho chút gừng cắt sợi hay băm nhuyễn. Gừng vừa làm bớt mùi tanh của cá, vừa làm cho món cá hấp thêm ngon, lại ấm bụng.

- Thật khó chịu khi món cá hấp cứ vỡ nát dù bạn đã rất cố gắng nâng niu nó. Hãy thử xắt vài khoanh hành tây mỏng lót phía dưới sẽ giúp món cá hấp của bạn thơm hơn và điều đặc biệt là cá sẽ chín đều và không bị nát.

- Thêm một bí quyết đặc biệt nữa là khi hấp cá, nếu bạn để một miếng mỡ gà lên mình cá, thịt cá sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn rất nhiều.

Chúc các bạn thành công!
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Không nên cho trẻ em ăn thạch

Vì sao không nên cho trẻ ăn thạch?
Không ít phụ huynh cho rằng, thạch là chế phẩm từ hoa quả, hàm chứa phong phú các loại vitamin nhưng sự thật không hẳn như vậy.
Không ít phụ huynh cho rằng, thạch là chế phẩm từ hoa quả, hàm chứa phong phú các loại vitamin nhưng sự thật không hẳn như vậy.
Thực ra, thạch không phải là chế phẩm của hoa quả, thành phần chủ yếu của thạch là carrageenan và nước. Ngoài ra không thể thiếu chất nhũ hóa, sodium alginate, agar , chất kết đông gelatin, hương liệu, sắc tố….
Sodium alginate và agar thuộc loại chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein đối với cơ thể, đặc biệt là có thể làm cho sắt, kẽm, muối vô cơ kết hợp thành những chất hỗn hợp có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan.
Trẻ em ăn nhiều thạch có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của protein trong cơ thể, còn có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, thời gian lâu dần, sẽ làm cho trẻ có vị giác khác thường, nghiện ăn những thực phẩm có vị khác thường.
Hương liệu, màu sắc của thạch là nhân tạo (ví như mùi hương hấp dẫn ở thạch được tạo thành bởi phương pháp hòa tan chất aldehyde và chất béo trong rượu) vì thế không những không có chút dinh dưỡng nào mà còn có một độc tố nhất định.
Trẻ em do chức năng bài tiết và đào thải độc tố của gan, thận rất thấp, dễ làm cho các chất độc tố tích tụ trong cơ thể, gây trở ngại cho sự trao đổi chất cũ mới, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, còn có thể thường xuyên phá hỏng tường niêm mạng dạ dày, từ đó gây ra viêm dạ dày.
Ngoài ra, ăn thạch dễ làm giảm thấp sự thèm ăn của trẻ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ cân bằng dinh dưỡng, làm cho trẻ hình thành “ thể chất mang tính axit” .
Tóm lại, thạch ăn ngon miệng, nhưng thực tế là không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý hạn chế cho trẻ ăn thạch.
Theo Dân trí
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS