Nguồn Gốc Ngày Tết

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết cổ truyền của dân tộc luôn mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: nguồn gốc của tết nguyên đán là như thế nào chưa?



Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ tạo thiên lập địa như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.. Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).
Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày).
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ cúng" rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại 1 nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ giữa các gia thần : Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà.
Thứ hai là cuộc gặp gỡ tổ tiên, ông bà.. những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.
Thứ ba là cuộc gặp gỡ của nhưng người trong nhà. Như một thói quen linh thiên và bềnh vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì.. hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đinh.



Đây là một từ đã rất quen thuộc và được nhắc đến nhiều mỗi khi vào dịp Tết đến xuân về. Mỗi khi có khách đến nhà ai chúc Tết là bọn trẻ lại chờ đợi "tiết mục" lì xì. Chúng háo hức đến mức bỏ ăn bỏ chơi, chỉ mong sao khách đừng lơ đãng mà "quên" mình.
Mà khách thì quên sao được nhiệm vụ trọng đại này? Chưa rút ví "phát chẩn" thì chưa thể yên tâm chào gia chủ ra về được.
Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2006) vẫn coi lì xì là phương ngữ, với nghĩa là "mừng tuổi". Có lẽ do ban đầu từ này chỉ thấy xuất hiện ở miền Nam (chủ yếu ở vùng Chợ Lớn - Sài Gòn trước đây), sau này mới lan dần ra toàn quốc.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Chợ Lớn là trung tâm buôn bán có nhiều người Hoa sinh sống. Lì xì (cũng có người đọc lầy xì) là cách nói Việt hoá âm Quảng Đông (Trung Quốc), đọc chính âm Hán - Việt là lợi thị (điều tốt lành, (có) lợi lộc, (có) vận may, vận tốt...). Tương truyền là từ đời Đường, nhà vua khi nhận lễ vật của khách bốn phương cúng tiến, thường bớt một chút quà đó tặng lại khách (như tục lại quả trong đám ăn hỏi ở ta vậy) gọi là lộc vua.

Thói quen đó lan rộng ra các gia đình quan lại, quyền quý, khá giả. Nhưng việc bớt lại lễ vật nhiều khi cũng bất tiện. Bởi có phải lễ vật nào (như trâu gà, dê lợn, vàng bạc, ngà voi...) cũng "xẻo" ra một chút được đâu. Vả lại lễ vật cũng nhiêu khê, cồng kềnh, khó gói, khó mang. Nên người ta liền "cải tiến", cho một chút tiền vào "phong bao" tặng lại. Một cách đáp lễ tiện cả đôi đường. Rồi thói quen này trở thành phong tục dân gian nhân lễ tết nói chung.



Ở Việt Nam ta, tục mừng tuổi cũng có từ lâu. Thường thì nhân dịp Tết Nguyên đán, ông bà cha mẹ hay tụ tập con cháu nhân sáng mùng một Tết, chúc tụng và mừng tuổi cho mỗi người một chút tiền (tiền chinh, bằng kim loại). Đó là một cử chỉ lấy "khước" cho con cháu khoẻ mạnh, học hành giỏi giang, làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào. Âu cũng là một phong tục đẹp trong dân gian (theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục).

Tết Nguyên đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và là dịp để mọi người cầu chúc những điều tốt lành, may mắn cho nhau. Chính vì vậy, trong những ngày đầu năm, theo phong tục từ xưa, mọi người thường làm những việc như chọn người xông đất, lì xì, xuất hành hái lộc và thăm viếng họ hàng với mong muốn một năm mới suôn sẻ.



XÔNG ĐẤT TÂN NIÊN


Xông đất (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm.
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.


Chúc Tết:

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

LÌ XÌ TÂN NIÊN

Lì xì ( 利是) , phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

XUẤT HÀNH VÀ HÁI LỘC

"Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

TÂN NIÊN THĂM VIẾNG HỌ HÀNG

Để gắn kết tình cảm già đình họ hàng v.v. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Cúng giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả... ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.



Điềm lành Ngày tết

- Hoa mai : sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
- Chó lạ vào nhà : Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang".
- Cây đào :Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
- Cây quất :Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

6 bước để học tốt môn Tiếng Việt

1. Đọc truyện thiếu nhi thật nhiều
Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài tập làm văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện thiếu nhi không những giúp chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt, học được những cách dùng từ, hình ảnh hay của tác giả , mà còn giúp người đọc rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng trong môn này.
2. khảo sát thực tế
Nguồn cảm hứng văn học nào cũng bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình.
3. Biến tiết học tiếng Việt trở nên thú vị
Tiết tiếng Việt buồn chán ư ? Không hề! Các bạn hãy "hô biến" nó trở thành một tiết học lí thú bằng cách tạo dựng nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện khả năng diễn xuất, giọng kể của mình qua những bài tập đọc được học trên lớp. Chắc chắn, tiết học của các bạn sẽ thật sôi nổi và thú vị.
4. Soạn bài trước ở nhà
Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra về bài đó, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và trở thành "ngôi sao" của tiết học đó.
5. Nghỉ ngơi
Học tiếng Việt luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi. Chỉ khi được nghỉ ngơi, thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn và có khả năng sáng tạo phong phú hơn.
6. Nghe thầy cô giảng
Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích guíp chúng ta học giỏi môn này hơn đấy. Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay mà thầy cô truyền thụ cho chúng ta.
Môn Tiếng Việt học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì các tiết tiếng Việt sẽ trở nên dễ dàng thú vị đối với cả những ai sợ nó.
  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS