Đăng thử một bài viết: Tại sao con em chúng ta phải viết đẹp, làm toán giỏi?

Tại sao con em chúng ta cứ phải cố tập viết cho thật đẹp ở bậc tiểu học (để nhà trường đạt 90% vở sạch chữ đẹp?) khi mà đến cuối cấp 1, đầu cấp 2... còn mấy em thật sự "viết đẹp" và sau này khi trưởng thành ai cũng biết là chẳng còn mấy người "viết đẹp như in nữa". (Nguyen Van Linh)

Người gửi: Nguyen Van Linh

Tôi xin chia sẻ quan điểm của tác giả Vũ Mạnh Tiến về nền giáo dục nước nhà. Là một phụ huynh, nhiều lúc tôi cứ băn khoăn tự hỏi:

1. Tại sao con em chúng ta cứ phải cố tập viết cho thật đẹp ở bậc tiểu học (để nhà trường đạt 90% vở sạch chữ đẹp?) khi mà đến cuối cấp 1, đầu cấp 2... còn mấy em thật sự "viết đẹp" và sau này khi trưởng thành... ai cũng biết là chẳng còn mấy người "viết đẹp như in nữa".

Có thể nói 90% thời gian, tâm trí của cô giáo, học sinh và phụ huynh là viết, viết và viết... trong khi tuổi tiểu học là tuổi khám phá, hình thành những hiểu biết và tư duy cơ bản về cuộc sống cũng như bước đầu hình thành kỹ năng, thái độ với cuộc sống nhưng 10% thời gian còn lại cũng không dành cho việc đó.

2 Tại sao con em chúng ta cứ phải làm toán cho thật khó, giải các bài vật lý, hóa học thật cao siêu ở trung học cơ sở? (để còn thi vào các trường chuyên lớp chọn?) Mấy em sẽ sử dụng những kiến thức cao siêu đó để theo đuổi ngành học ở bậc đại học hay sau này ở nghề nghiệp tương lai.

95% thời gian dành cho các lớp luyện (trong và ngoài trường...) các em mất đi cơ hội để rèn luyện các kỹ năng sống, học tập, nghiên cứu và làm việc. Các em không có kỹ năng viết, cảm thụ văn học bằng cách học thuộc lòng các bài do cô giáo soạn sẵn (vì nếu viết khác khuôn mẫu ấy, thì điểm sẽ kém), các em không có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kém ứng xử trong cuộc sống... và biến thành các máy giải bài tập...

3. Tại sao thay vì học cách chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong học tập, các em lại học cách cạnh tranh với bạn bè vì điểm số hơn kém?

Trong môi trường giáo dục "khắc nghiệt" ấy, nếu may mắn gặp được những thầy cô giáo yêu nghề, yêu trò, các em sẽ có động lực để sống và học tập... nếu không đôi khi các em trở thành những người trò hư vì đã dám "nhìn thấy" mặt trái của thầy cô mình.

Và cha mẹ các em, trong bối cảnh ấy, phải nỗ lực nhiều nhiều hơn để mong sửa bớt những "chứng tích" do chế độ học hành quá tải gây ra. Có thể là gửi ra nước ngoài du học, có thể là gửi các em đến các "lớp dạy kỹ năng sống". Than ôi, lại vẫn là lớp học thêm, có thêm kỹ năng nhưng lại giảm thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ...

Có lẽ còn rất nhiều câu hỏi nữa nhưng biết nói sao cho đủ. Tôi chỉ thầm mong đến một lúc nào đó các bậc phụ huynh (giàu và không giàu, không nghèo và nghèo...) sẽ không phải suy nghĩ hay ước mơ cho con mình đi du học nữa.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét